Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2015

Accounting :Art or Science ??


At some point of learning accounting, we all faced a common but intriguing question-Is accounting is an art or a science? Somebelieve it is a science and some say it is an art, some, both. Let’s find out whether accounting is an art and/or a science.

Accounting is a science

Accounting is the science of recording and presenting the financial data of an economic entity by observing, detecting, investigating, and identifying the economic events via established collecting, testing, analyzing and presenting methods.
Accounting; like science follows a systematic and organized path to understand the economic status of the entity. Science is obtaining knowledge about by a systematic pattern including observation, study, practice, experiments and investigation. Like Science; Accounting requires to gain knowledge about the economic status of an entity by systematic study.
For a scientist; to reach an acceptable conclusive result on a particular matter or topic requires identifying recording, measuring, researching it. An accountant finalizes the economic results by identifying, analyzing, classifying using the method of double-entry bookkeeping accounting system. So, Accounting is a science that includes comprises of rules, principles, concepts, conventions and standards like science.

Accounting is an art

The term “Art” means diverse range of human activities and study of these activities but most often misused or misunderstood to refer to painting, film, photography, sculpture, and other visual media. Art is using the skills or techniques of any field.
We can say that art is the study of implementation of techniques and methods. It presents the financial findings by following and implementing a universally accepted method (GAAP). Art is the study of implying scientific method to practical use. Accounting is an art as the established rules and principles of accounting is applied in bookkeeping process of and economic entity.
Views and thoughts about whether accounting is an art or science differ from accountant to accountant. Processes and methods used in accounting can be underlined as scientific, and the decisions and estimation making can be classified as an art. The rules and principles is the science part of the “accounting” and choosing the way to use them is considered as the art.
Note:
Whether accounting is an art and/or a science :
Accounting is a great profession if you love interacting with people, handling and learning about money distribution. The sweet part is that you help people with their personal finances, so you can guide them. 

{From s.o}

TÌNH ANH KẾ TOÁN

Sưu tầm

Một bút toán cả đời em cặm cụi
Tình yêu anh em biết định khoản thơ
Anh nói yêu không chứng từ để lại
Sợ cái tình mình đau nhói trái tim em
Bảng kê nào em ghi hết nhớ thương
Không hoá đơn sao đòi anh thanh toán
Biết tình anh là nguồn là vốn
Thì nợ – có bây giờ nào phải phân vân
Ngở tình anh là tài sản hữu hình
Em quên rằng tháng năm sẽ hao mòn luỹ kế
Nghiệp vụ đầu tiên đớn đau ngàn niên độ
Sao nở nào anh lập bảng chia,

Mất nhau rồi anh có tự kiểm kê
Em trót cho vay mà không làm kế ước
Cứ mãi cộng trừ bảng cân đối vẫn còn sai
Báo cáo đã làm giờ biết gửi cho ai
Số chi tiết nửa trang còn bỏ trống
Sữa chữa sai lầm dẫu trăm ngàn phương pháp./.

BÀI CA CON SỐ

Tác giả: Đào Trọng Cảnh
Những con số,
Chân phương,
Xếp hàng im lặng
Trật tự theo cột dọc
Dàn trải theo hàng ngang
Như những người lính
Sẵn sàng đợi lệnh.

Từ sản xuất, lưu thông,
Từ phân phối, tiêu dùng,
Qua bàn tay kế toán
Con số đi ra
Nói những chuyện gần, nói những chuyện xa,
Nói đến nỗi đau, nói niềm kiêu hãnh
Con số ra đời thủ thỉ cùng ta.

Trên trang giấy hồng
Trên trang giấy trắng
Con số suy tư, xếp hàng im lặng
Từ đồng ruộng, từ nhà máy, công trường
Từ những chuyến xe trên đường thiên lý
Con số đầy, vơi trên biểu đồ thập kỷ.


Con số là thuốc đắng
Con số là men say
Xây đời, vươn phía trước
Ôi con số của ta
Con số đáng tự hào
Là con số sinh ra từ sự thật!

Chúc mọi người có thêm niềm say mê với nghề kế toán sau khi đọc bài thơ này nhé!

KẾ TOÁN CẦN NHỮNG TỐ CHẤT NÀO ???


Theo kết quả nghiên cứu mới công bố của Navigos Group, nhu cầu về kế toán tài chính xếp thứ 3 trong số 5 bộ phận chức năng có nhu cầu tuyển dụng cao nhất. Trong tổng số nhu cầu về nhân sự kế toán tài chính: 33% là nhu cầu tuyển cho các vị trí chuyên viên kế toán, 38% cho vị trí kế toán trưởng, 4% cho vị trí kiểm soát viên tài chính và 25% là nhu cầu tuyển vị trí giám đốc và quản lý tài chính. Điều này cho thấy nhu cầu về kế toán hiện nay đang là rất cao. Tuy nhiên, để theo đuổi nghề kế toán, bạn cần phải có những tố chất sau:

1.   Yêu thích môn toán và những môn học liên quan đến môn toán
Môn toán giúp là khởi nguồn của các môn khoa học tự nhiên. Môn toán giúp bạn có tư duy nhanh nhạy, logic, giúp ích rất nhiều cho công việc liên quan đến những con số chứng từ, sổ sách trong kế toán.
Ngoài ra, xác suất thống kê và toán cao cấp cũng là những môn học mà bạn cần phải học tốt. Đây là 2 môn học nền tảng giúp bạn có thể nắm bắt tốt các kiến thức về kế toán sau này.

2. Tính cẩn thận, tỉ mỉ trong từng công việc
Kế toán là nghề làm việc với những sổ sách, chứng từ phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp. Toàn bộ đều là những "con số" mang tính pháp lý, liên quan đến pháp luật. Vì vậy, kế toán viên phải là người cẩn thận trong việc giữ gìn sổ sách, chứng từ cũng như tỉ mỉ trong từng phép tính với những con số của doanh nghiệp.
3. Trung thực, năng động, ham học hỏi
Nghề kế toán làm việc trực tiếp với sổ sách, chứng từ, tiền nong của doanh nghiệp. Vì vậy, bạn phải là người có tính trung thực, không chỉ với tất cả mọi người mà còn là trung thực với chính bản thân bạn.
Ngoài ra, bạn cần không ngừng học hỏi những người đi trước để tích lũy thêm kinh nghiệm cho bản thân. Thêm vào đó, bạn cần chủ động, sáng tạo, có kiến thức tổng hợp để có thể tham mưu cho người lãnh đạo có thể ra quyết định đúng đắn.
4. Yêu nghề kế toán
Đây là yếu tố quan trọng nhất để bạn có quyết định lựa nghề kế toán hay không? Nếu bạn là một người ưa bay nhảy, thích các hoạt động giao tiếp rộng, quan hệ cộng đồng thì cần suy nghĩ kỹ trước khi chọn nghề kế toán.

Kế toán không khó, chỉ cần bạn có lòng đam mê, chúng tôi xin chúc các kế toán viên tương lai sẽ trang bị đủ hành trang và thành công trên con đường mình đã chọn. 

KẾ TOÁN – BẠN ĐÃ CHỌN ĐÚNG NGÀNH CHƯA ?? CÙNG MÌNH KHÁM PHÁ BẢN THÂN NHÉ !!

1. Thành thật
Đã có người ví công việc của nhân viên kế toán giống như công việc của một “người chép sử”. So sánh ấy quả kỳ lạ nhưng không hẳn không có lý. Bạn là nhân viên kế toán – người tạo niềm tin, và để tạo được niềm tin đó thì những thông tin mà bạn đem lại phải chính xác, đáng tin cậy.
Trung thực ở đây có nghĩa là những thông tin phải phản ánh chính xác nội dung của hoạt động kinh tế phát sinh. Chỉ những thông tin như vậy mới giúp ích cho các nhà quản lý, các nhà đầu tư, khách hàng cũng như chính doanh nghiệp.
2. Khách quan
Nếu bạn là “quan chép sử”, tất nhiên bạn phải thật khách quan rồi. Vì “người chép sử không làm ra lịch sử nhưng quyết không viết sai lệch lịch sử”. Bạn không thể vì yêu quý vị vua này mà thiên vị, không viết ra những việc không tốt mà ông ta đã làm.
Nhân viên kế toán cũng vậy, luôn phải tuyệt đối khách quan trước những hoạt động kinh tế trong đơn vị mình. Một nhân viên kế toán chân chính luôn hiểu rằng sự thiếu khách quan của mình sẽ làm hại chính cơ quan, tổ chức và cuối cùng là hại chính mình.
3. Chính xác
Đây là một trong những tố chất quan trọng hàng đầu, cần thiết của một kế toán viên. Là nhân viên kế toán, hàng ngày, bạn phải đối mặt với vô vàn con số. Mỗi con số gắn với một nghiệp vụ khác nhau. Công việc lại đòi hỏi bạn phải chính xác trong từng ghi chép, trong từng phép tính.
Nhân dân ta vẫn có câu “sai một li, đi một dặm”. Đúc kết ấy rất đúng với công việc kế toán. Chỉ cần bạn mắc phải một lỗi ở đâu đó thì sẽ kéo theo sai hệ thống, và công việc tìm kiếm lỗi sai sẽ làm mất rất nhiều thời gian, có khi còn làm bạn lỡ đi những cơ hội kinh doanh đem lại lợi nhuận lớn.
4. Chăm chỉ, cẩn thận
Đức tính này nghề nào cũng cần có nhưng khi bạn là một kế toán viên thì sự chăm chỉ và cẩn thận được đòi hỏi nhiều hơn. Bạn làm việc chỉ với 10 con số (từ 0 đến 9), nhưng đấy lại là 10 con số “biến hoá” nên “cẩn tắc vô áy náy” còn là cách mà bạn coi trọng công việc của chính mình.
Thiếu tố chất này, bạn sẽ không bao giờ thực hiện được giấc mơ của nhân viên kế toán tin cậy trong lòng mọi người.
5. Năng động, sáng tạo
Bạn đừng nghĩ rằng nhân viên kế toán ngồi một chỗ làm việc thì sẽ “không phải năng động” nhé!
Những công việc bạn làm hàng ngày có thể giống nhau nhưng những nghiệp vụ kinh tế phát sinh thì không vậy. Là một nhân viên kế toán chuyên nghiệp, bạn sẽ không chỉ quan tâm đến các thông tin kinh tế, tài chính xảy ra với doanh nghiệp mình mà còn cả thông tin về đối thủ, những thay đổi của nền kinh tế, xu hướng diễn biến tương lai.
Nắm bắt được dòng chảy thông tin kinh tế, tài chính đầy biến động sẽ giúp bạn không phải lúng túng trong mọi hoàn cảnh. Đồng thời, nó cũng có thể tạo thời cơ cho doanh nghiệp của bạn “đi trước một bước” trong nền kinh tế cạnh tranh ngày càng gay gắt.
6. Khả năng quan sát, phân tích, tổng hợp
Như bạn đã biết, công việc mà kế toán phải làm khá nhiều: thu thập và lưu giữ chứng từ, ghi sổ và lên báo cáo… Những công việc này đòi hỏi kỹ năng quan sát để xử lý kịp thời với những sự việc phát sinh, từ đó phân tách, tổng hợp chúng một cách hợp lý.
7. Có tính độc lập cao trong công việc, đồng thời phải có tinh thần tập thể
Thông thường khi làm một nhân viên kế toán, bạn sẽ chuyên vào một lĩnh vực nhất định: kế toán tiền mặt, kế toán vật tư, kế toán chi phí giá thành… Và như vậy bạn sẽ phải làm việc một mình trong lĩnh vực mà mình đảm nhiệm. Bạn sẽ phải tự giải quyết các vấn đề có liên quan đến phần việc của mình.
Mặc dù vậy điều đó không có nghĩa là bạn dửng dưng và không liên quan gì với công việc của người khác. Bạn là một cá thể trong tập thể, là một nhân viên kế toán trong hệ thống kế toán của đơn vị, vậy nên “tinh thần đồng đội” cũng rất được đề cao ở đây đấy.
8. Khả năng thể hiện
Bạn muốn là người được mọi người tin tưởng và đặt niềm tin, là một chuyên gia tham vấn cho các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực tài chính, kế toán? Vậy thì chắc chắn bạn sẽ phải có khả năng diễn đạt lời  nói thật tốt.
Ngoài việc tổng hợp các số liệu, bạn sẽ là người thuyết trình trước các nhà lãnh đạo, trước những nhân viên nơi mình làm việc về “sức khoẻ”- tình hình tài chính của đơn vị, là người sẽ đưa ra những tư vấn tốt nhất cho các nhà quản trị. Để lời nói của bạn là những “lời nói vàng” thì khả năng diễn đạt là không thể thiếu. Diễn đạt tốt trong kế toán là sử dụng từ ngữ trong sáng, rõ ràng, mạch lạc và chính xác. Vì thế, bạn đừng nhầm khả năng này với kiểu nói “văn hoa”, hay ví von nhé.
9. Khả năng chịu đựng áp lực công việc
Làm việc với những con số luôn đặt kế toán viên vào trạng thái căng thẳng, nhất là khi đó là một phần trọng yếu nhất trong việc làm kế toán của bạn.
Ngày ngày nhân viên kế toán đối mặt với lượng lớn các thông tin kinh tế, tài chính, phải tập trung xử lý hàng loạt các nghiệp vụ sao cho chính xác và hợp lý. Nên cũng sẽ chẳng có gì ngạc nhiên nếu trong những ngày đầu làm việc, những con số ám ảnh bạn đến mức ngay khi ngủ bạn cũng mơ thấy chúng.
10. Yêu thích những con số
Một nhân viên kế toán cần phải biết yêu thích những dãy số. Bởi vì hàng ngày bạn phải làm việc với những con số. Bạn cảm thấy hạnh phúc khi “sắp xếp” chúng vào đúng nơi, làm cho chúng có giá trị, và biến chúng trở thành những con số “biết nói” với những người thực sự quan tâm.
Sự cố gắng không thể thay thế được niềm đam mê. Vì vậy, sẽ là một sai lầm nghiêm trọng nếu bạn đến với nghề kế toán mà không đam mê những con số.


YAC - THÀNH VIÊN BAN QUẢN TRỊ

STT
Thành tích
Phương châm
 1. Lưu Kim Hà - Chủ nhiệm
Lưu Kim Hà -MSSV: 21200019 - Lớp: 12020102
Chủ nhiệm
- Lớp trưởng lớp 12020102.
- Giải nhất đồng đội cuộc thi Finding yourself 2014 - khoa Tài chính - Ngân hàng.
- Xuất sắc trong các hoạt động góp phần cho sự phát triển của Nhà trường năm 2014.
- Thành tích học sinh Khá - rèn luyện Xuất sắc năm 2012-2013 và 2013-2014.
Mistake increases your experience and experience decreases your mistake.
2. Nguyễn Thị Ngọc Thơm - Phó chủ nhiệm

Nguyễn Thị Ngọc Thơm - MSSV: 21200100 - Lớp: 12020102
Chức vụ: Phó chủ nhiệm.
-  Giải nhì “Thủ lĩnh sinh viên” lần 2 khoa Kế toán năm 2014.
- Thành tích học sinh Khá - rèn luyện Xuất sắc năm 2012-2013 và 2013-2014.
Nơi nào không có hi vọng, nơi đó không có sự cố gắng.
3. Nguyễn Hữu Hưng - Trưởng Ban truyền thông sự kiện
Nguyễn Hữu Hưng - MSSV: 21200181 - lớp: 12020102
Chức vụ: Trưởng Ban Truyền thông, Ban Sự kiện.
- Đạt thành tích xuất sắc trong các hoạt động góp phần cho sự phát triển của Nhà trường năm 2014.
- Đạt thành tích học tập Khá - rèn luyện Xuất sắc năm học 2013-2014.
Hãy làm những gì bạn muốn làm, mơ những gì bạn muốn mơ, tới đâu bạn muốn tới, trở thành những gì bạn muốn, bởi bạn chỉ có một cuộc sống và một cơ hội để làm tất cả những gì bạn muốn.
long fb
Nguyễn Thành Long - MSSV: 21200200 - Lớp: 12020102
Chức vụ: Trưởng ban Kỹ thuật.
Sinh viên rèn luyện Xuất sắc năm học 2013-2014.
Đừng chờ đợi những gì bạn muốn mà hãy đi tìm kiếm chúng.
5. Hà Hải Đăng - Trưởng Ban nội dung
Hà Hải Đăng - MSSV: 21200153 - Lớp: 12020101
Chức vụ: Trưởng ban Nội dung.
Sinh viên học tập, rèn luyện Xuất sắc năm 2012-2013, 2013-2014.
Hãy luôn mỉm cười ngay cả khi bạn buồn, bởi vì sẽ có ai đó có thể yêu bạn vì chính nụ cười đó.
hanh -fb
Nguyễn Lý Ngọc Hạnh - MSSV: 21200022 - Lớp: 12020102
Chức vụ: Thư ký.
Thành tích học tập Khá - rèn luyện Xuất sắc năm học 2013-2014.
Việc hôm nay không để ngày mai.
Trần Thị Kim Ngân - MSSV: 21200211 - Lớp: 12020102
Chức vụ: Ban Cố vấn.
Thành tích học tập Giỏi - rèn luyện Xuất sắc năm học 2013-2014.
Một người với đôi bàn tay trắng vẫn sẽ có được tất cả nếu người đó muốn !