1. Thành
thật
Đã có người ví công việc của
nhân viên kế toán giống như công việc của một “người chép sử”. So sánh ấy quả kỳ
lạ nhưng không hẳn không có lý. Bạn là nhân viên kế toán – người tạo niềm tin,
và để tạo được niềm tin đó thì những thông tin mà bạn đem lại phải chính
xác, đáng tin cậy.
Trung thực ở đây có nghĩa
là những thông tin phải phản ánh chính xác nội dung của hoạt động kinh tế phát
sinh. Chỉ những thông tin như vậy mới giúp ích cho các nhà quản lý, các nhà đầu
tư, khách hàng cũng như chính doanh nghiệp.
2. Khách
quan
Nếu bạn là “quan chép sử”,
tất nhiên bạn phải thật khách quan rồi. Vì “người chép sử không làm ra lịch sử
nhưng quyết không viết sai lệch lịch sử”. Bạn không thể vì yêu quý vị vua này
mà thiên vị, không viết ra những việc không tốt mà ông ta đã làm.
Nhân viên kế toán cũng vậy,
luôn phải tuyệt đối khách quan trước những hoạt động kinh tế trong đơn vị mình.
Một nhân viên kế toán chân chính luôn hiểu rằng sự thiếu khách quan của mình sẽ
làm hại chính cơ quan, tổ chức và cuối cùng là hại chính mình.
3. Chính
xác
Đây là một trong những tố
chất quan trọng hàng đầu, cần thiết của một kế toán viên. Là nhân viên kế toán,
hàng ngày, bạn phải đối mặt với vô vàn con số. Mỗi con số gắn với một nghiệp vụ
khác nhau. Công việc lại đòi hỏi bạn phải chính xác trong từng ghi chép, trong
từng phép tính.
Nhân dân ta vẫn có câu
“sai một li, đi một dặm”. Đúc kết ấy rất đúng với công việc kế toán. Chỉ cần bạn
mắc phải một lỗi ở đâu đó thì sẽ kéo theo sai hệ thống, và công việc tìm kiếm lỗi
sai sẽ làm mất rất nhiều thời gian, có khi còn làm bạn lỡ đi những cơ hội kinh
doanh đem lại lợi nhuận lớn.
4. Chăm
chỉ, cẩn thận
Đức tính này nghề nào cũng
cần có nhưng khi bạn là một kế toán viên thì sự chăm chỉ và cẩn thận được đòi hỏi
nhiều hơn. Bạn làm việc chỉ với 10 con số (từ 0 đến 9), nhưng đấy lại là 10 con
số “biến hoá” nên “cẩn tắc vô áy náy” còn là cách mà bạn coi trọng công việc của
chính mình.
Thiếu tố chất này, bạn sẽ
không bao giờ thực hiện được giấc mơ của nhân viên kế toán tin cậy trong lòng mọi
người.
5. Năng động,
sáng tạo
Bạn đừng nghĩ rằng nhân
viên kế toán ngồi một chỗ làm việc thì sẽ “không phải năng động” nhé!
Những công việc bạn làm
hàng ngày có thể giống nhau nhưng những nghiệp vụ kinh tế phát sinh thì không vậy.
Là một nhân viên kế toán chuyên nghiệp, bạn sẽ không chỉ quan tâm đến các thông
tin kinh tế, tài chính xảy ra với doanh nghiệp mình mà còn cả thông tin về đối
thủ, những thay đổi của nền kinh tế, xu hướng diễn biến tương lai.
Nắm bắt được dòng chảy
thông tin kinh tế, tài chính đầy biến động sẽ giúp bạn không phải lúng túng
trong mọi hoàn cảnh. Đồng thời, nó cũng có thể tạo thời cơ cho doanh nghiệp của
bạn “đi trước một bước” trong nền kinh tế cạnh tranh ngày càng gay gắt.
6. Khả
năng quan sát, phân tích, tổng hợp
Như bạn đã biết, công việc
mà kế toán phải làm khá nhiều: thu thập và lưu giữ chứng từ, ghi sổ và lên báo
cáo… Những công việc này đòi hỏi kỹ năng quan sát để xử lý kịp thời với những sự
việc phát sinh, từ đó phân tách, tổng hợp chúng một cách hợp lý.
7. Có
tính độc lập cao trong công việc, đồng thời phải có tinh thần tập thể
Thông thường khi làm một
nhân viên kế toán, bạn sẽ chuyên vào một lĩnh vực nhất định: kế toán tiền mặt,
kế toán vật tư, kế toán chi phí giá thành… Và như vậy bạn sẽ phải làm việc một
mình trong lĩnh vực mà mình đảm nhiệm. Bạn sẽ phải tự giải quyết các vấn đề có
liên quan đến phần việc của mình.
Mặc dù vậy điều đó không
có nghĩa là bạn dửng dưng và không liên quan gì với công việc của người khác. Bạn
là một cá thể trong tập thể, là một nhân viên kế toán trong hệ thống kế toán của
đơn vị, vậy nên “tinh thần đồng đội” cũng rất được đề cao ở đây đấy.
8. Khả
năng thể hiện
Bạn muốn là người được mọi
người tin tưởng và đặt niềm tin, là một chuyên gia tham vấn cho các nhà lãnh đạo
trong lĩnh vực tài chính, kế toán? Vậy thì chắc chắn bạn sẽ phải có khả năng diễn
đạt lời nói thật tốt.
Ngoài việc tổng hợp các số
liệu, bạn sẽ là người thuyết trình trước các nhà lãnh đạo, trước những nhân
viên nơi mình làm việc về “sức khoẻ”- tình hình tài chính của đơn vị, là người
sẽ đưa ra những tư vấn tốt nhất cho các nhà quản trị. Để lời nói của bạn là những
“lời nói vàng” thì khả năng diễn đạt là không thể thiếu. Diễn đạt tốt trong kế
toán là sử dụng từ ngữ trong sáng, rõ ràng, mạch lạc và chính xác. Vì thế, bạn
đừng nhầm khả năng này với kiểu nói “văn hoa”, hay ví von nhé.
9. Khả
năng chịu đựng áp lực công việc
Làm việc với những con số
luôn đặt kế toán viên vào trạng thái căng thẳng, nhất là khi đó là một phần trọng
yếu nhất trong việc làm kế toán của bạn.
Ngày ngày nhân viên kế
toán đối mặt với lượng lớn các thông tin kinh tế, tài chính, phải tập trung xử
lý hàng loạt các nghiệp vụ sao cho chính xác và hợp lý. Nên cũng sẽ chẳng có gì
ngạc nhiên nếu trong những ngày đầu làm việc, những con số ám ảnh bạn đến mức
ngay khi ngủ bạn cũng mơ thấy chúng.
10. Yêu
thích những con số
Một nhân viên kế toán cần
phải biết yêu thích những dãy số. Bởi vì hàng ngày bạn phải làm việc với những
con số. Bạn cảm thấy hạnh phúc khi “sắp xếp” chúng vào đúng nơi, làm cho chúng
có giá trị, và biến chúng trở thành những con số “biết nói” với những người thực
sự quan tâm.
Sự cố gắng không thể thay
thế được niềm đam mê. Vì vậy, sẽ là một sai lầm nghiêm trọng nếu bạn đến với
nghề kế toán mà không đam mê những con số.